You are currently viewing Xem triển lãm tranh họa sĩ Lư Tòng Đạo | Trang Mỹ thuật

Xem triển lãm tranh họa sĩ Lư Tòng Đạo | Trang Mỹ thuật

Hội Mỹ thuật Thành Phố, trong vòng một năm trở lại đây như có thêm được sinh khí mới, đã tổ chức liên tục những cuộc triển lãm nghệ thuật, những buổi nói chuyện của các nhà văn, nhà thơ. Những sinh hoạt như thế hầu như đã có nề nếp rõ ràng.

Và cũng trong nề nếp đó, ngày 17/9 vừa qua, Hội đã khai mạc phòng tranh thủy mặc của họa sĩ Lư Tòng Đạo với sự tham dự của đông đảo thân hữu và hội viên. 

Họa sĩ Lư Tòng Đạo sinh năm 1954 bắt đầu học vẽ lúc 20 tuổi với họa sĩ Lương Thiếu Hàn, là người đầu tiêu du nhập sang Việt Nam kỷ cương của môn phái Lĩnh Nam: Muốn hiểu rõ về Lư Tòng Đạo, thiết nghĩ cũng nên hiểu đại lược về môn phái này.

Môn phái Lĩnh Nam, theo Lư Tòng Đạo, do ba danh họa Trung Quốc là Cao Kiến Phụ, Cao Kỳ Phong, Trần Thọ Nhân, sáng lập vào thời gian cuối Thanh, sang Trung Hoa Dân Quốc (1900-1927). Các danh họa này thấy rằng hội họa truyền thống của mình vẫn chưa đầy đủ nên đã du học ở Nhật lối vẽ “tuyên nhuộm”, nghĩa là tô màu cùng khắp tranh, không bỏ trống những không gian rộng. Đồng thời kết hợp thêm tây họa về hình thức lẫn nội dung. Tóm lại, cốt lõi của phương pháp môn phái Lĩnh Nam là đề bổ sung cho cái mà những người sáng lập cho là thiếu sót của hội họa truyền thống Trung Quốc, chỉ cốt truyền thần mà không chú ý đến đến dáng, tỉ lệ. Truyền thần không chưa đủ, phải đạt được hình và chất!

Trở lại họa sĩ Lư Tòng Đạo, sau khi thầy mất, đã tự trau dồi những kỹ thuật cơ bản mà anh gọi là “kỹ xảo mặc pháp”, bao gồm 3 phương pháp chính yếu, đó là: 

  • Tích mặc (chồng màu)
  • Phá mặc (đậm phá nhạt, nhạt phá đậm)
  • Tác mặc (trong nhát cọ có bao hàm đậm lạt)

Trong một tác phẩm thủy mặc, hầu như lúc nào cũng có sự hiện diện của 3 kỹ xảo nói trên. 

Ngoài ra chúng ta cũng thấy họa sĩ Lưu Tông đạo O rất chú ý trong việc chọn giấy để vẽ vẽ trong bốn loại giấy mà anh sử dụng Mỗi loại đều có đặc tính riêng. Thí dụ theo anh “Xuyến Chỉ” là giấy truyền thống có độ nhà theo ý muốn, “mà chỉ” chỉ mỏng và cứng hơn “xuyến chỉ”, chỉ màu nhà vẽ nét được sắc bén theo ý muốn, dùng màu dễ hòa hợp với mực; giấy gió Hà Nội vừa được màu (nhả) vừa được những bất ngờ thú vị; giấy chậm Tiệp Khắc thích hợp với lối chỉ họa (vẽ bằng ngón tay út).

Chúng ta cũng để ý Lư Tòng Đạo đã thể hiện trong phòng tranh 2 loại đề tài chính. Một là loại đề tài truyền thống như vượn, gà, hoa, điểu: Trong loại đề tài này, bức tranh “Tổ ấm” vẽ đôi vợ chồng vượn bằng phương pháp Tích mặc, thể hiện khá thành công cái chất mịn màng của bộ lông vượn. Bức “Đàn gà” họa sĩ đã tạo được nét êm dịu, hài hòa của mực, biến hóa trong cái đậm có lợt, và ngược lại nhờ ở kỹ xảo Phá mặc. Ở bức “Trúc”, với lối Tác mặc, ngọn bút nhanh, mạnh như tạt mực vào giấy, nhưng tất cả đều có tính toán. Đó là 3 bức tranh tiêu biểu mà Đạo đã thể hiện một cách khá nhuần nhuyễn bằng 3 kỹ xảo truyền thống.

Ở loại đề tài thứ 2 những tranh vẽ theo lối mới, chúng ta thấy Đạo có phần ngập ngừng. Đó là phong cảnh mà phối cảnh tây phương được ứng dụng một cách nghiêm túc phối hợp với cách sử dụng màu, mực truyền thống. Theo anh, tuy có hài lòng nhưng vẫn muốn tìm tòi thêm, bổ sung thêm những chỗ còn thiếu sót. Nhờ những chuyến đi thực tế mà anh đã đạt được thành quả này. Bức “Bến Kim Long” là một trong những phong cảnh ở Huế có thể nói là đại diện được cho điều mà Đạo gọi là “phá truyền thống”. Những bức vẽ nhà thờ Đức Bà, chùa Thiên Mụ, Sông Hương,… là những phong cảnh tương đối thành công.

Họa sĩ Lư Tòng Đạo là một người có chí hướng lớn. Trong con người anh, sự sáng tạo luôn bức bách mình tìm tòi những cái mới mà anh gọi là “phá truyền thống”. Chúng ta hãy nghe anh tâm sự: “Tôi là một người ở nước Việt Nam, tôi muốn hội họa của mình cũng có bản sắc Việt Nam… Vì thế tôi ước mong được đi thực tế nhiều hơn, được làm việc và tìm tòi để càng ngày càng thể hiện được trung thành bản sắc của mình.”

NGUYỄN TRUNG

Trang Mỹ Thuật / Đông Tây Gallery